Các logo thương hiệu thế giới: Firefox, instagram, microsoft, meta, lazada,… và các thương hiệu việt nam như: Ngân hàng Vietcombank, Tiên Phong bank, VIB, Ecopark,… có điểm chung là gì? Đó chính là logo được thiết kế theo phong cách Gradient đầy màu sắc. Nếu bạn đang tìm kiếm một logo nổi bật hơn hẳn so với phong cách phẳng mà đối thủ đang sử dụng, thì thiết kế logo màu Gradient chính là lựa chọn phù hợp.
Gradient là một kỹ thuật,nhiều màu sắc khác nhau bùng nổ trong thời gian gần đây, khi ngày càng nhiều công ty lựa chọn sử dụng phong cách này để gây ấn tượng với người dùng. Nhưng nhãn hàng nào nên hay không nên ứng dụng Gradient trong thiết kế? Và sự kết hợp màu sắc nào là phù hợp nhất? Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu mọi thứ về Gradient.
Gradient là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thiết kế đồ hoạ để tạo ra hiệu ứng màu sắc trơn tru và mượt mà. Gradient thường được sử dụng để tạo ra sự chuyển đổi màu sắc từ màu này sang màu khác, hoặc để tạo ra sự pha trộn của hai hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Gradient cũng có thể được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng và bóng đổ trong thiết kế
Tại sao gradient lại trở thành xu hướng vời thời điểm này? Hãy cùng Visionbrands-GRS đi phân tích nào:
Với thiết kế Gradient, sản phẩm trở lên rất bắt mắt và thu hút sự chú ý. Năng lượng của những chuyển đổi màu sắc rực rỡ tuyệt đẹp làm cho chúng trở nên nổi bật và giúp nâng tầm cho bất kỳ thiết kế nào.
Những gradient mới này sử dụng màu sáng, rực rỡ và sự kết hợp màu sắc thú vị khiến chúng cảm thấy tươi mới và hiện đại. Màu gradient tạo ra ấn tượng thị giác vô cùng mạnh mẽ sẽ giúp cho sản phẩm của bạn trở lên nổi bật hơn so với đối thủ.
Trước đây, logo nhận diện thương hiệu thường chủ yếu để 2 màu cơ bản để giảm chi phí in ấn và cho ra được đúng màu sắc. Màu sắc càng phức tạp càng khó in chuẩn màu và giá thành tăng lên nhiều.
Bây giờ, vấn đề đó đã được giải quyết. Công nghệ in ngày nay có thể in biển bảng trên hầu hết mọi chất liệu đúng theo mầu thiết kế. Các bạn có thể xem những bức tranh canvas để thấy được điều này.
Bạn đang thắc mắc chiếu sáng ảnh hưởng gì ở đây nhỉ? Có đấy, các biển quảng cáo bằng đèn Led, các màn hình quảng cáo sử dụng công nghệ led.
Công nghệ chiếu sáng ngày nay có thể tùy chỉnh màu sắc và cường độ chiếu sáng chính xác tuyệt đối. Bạn có thể mua một chiếc đèn thay đổi đủ các màu theo mã màu mong muốn với giá không hề quá đắt.
Cái này thì quá rõ rồi, bạn xem thời gian sử dụng thiết bị kết nối internet của bạn là bao lâu? Theo thống kê năm 2022, người Việt sử dụng trung bình 6h38’/ngày, trong đó 2h28’ cho mạng xã hội. Đây là kênh maketing chính, hiệu quả nhất ngày nay.
Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu số
Với những thiết bị công nghệ màn hình chất lượng ngày càng cao 4K, 8K,… thì việc sử dụng màu Gradient thực sự tạo nên cảm xúc thị giác cực kỳ hiệu quả.
Ở phần trên, chúng ta đã thấy hiệu quả đem lại khi sử dụng màu Gradient là như thế nào rồi. Giờ chúng ta đi vào phần ứng dụng trong thiết kế logo.
Khi ứng dụng Gradient trong thiết kế logo, cần lưu ý tránh sử dụng quá nhiều màu sắc, khiến cho logo trở nên khó nhìn hoặc mất đi tính đơn giản và dễ nhận biết. Thay vì sử dụng Gradient với nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể thử sử dụng Gradient với các biến thể của cùng một màu để tạo ra sự thay đổi tinh tế và hấp dẫn cho thiết kế logo của mình.
Để hiệu ứng Gradient thực sự phát huy tác dụng, các màu sắc cần phải được hoà trộn vào nhau theo cách tăng- giảm dần, chứ không chỉ là những mảng màu được đặt cạnh nhau. Nếu không có sự pha trộn, bạn chỉ đơn giản là tạo ra có một thiết kế đầy màu sắc.
6 loại Gradient bạn cần biết
Linear Gradients (Chuyển màu tuyến tính): là sự chuyển đổi màu sắc đồng đều theo một hướng duy nhất, tạo ra một hiệu ứng Gradient tuyến tính. Linear Gradients có thể được sử dụng để tạo ra các logo đơn giản nhưng hiệu quả, cũng như tạo ra các hiệu ứng chuyển màu mạnh mẽ và nổi bật. Các hướng gradient có thể được điều chỉnh để tạo ra các hiệu ứng khác nhau, ví dụ như từ trái sang phải, từ trên xuống dưới hoặc theo đường chéo.
Radial Gradient (Chuyển màu xuyên tâm): là một phong cách được sử dụng phổ biến trong thiết kế logo và ấn phẩm quảng cáo. Khác với Linear Gradient, Radial Gradient có điểm bắt đầu từ một điểm trung tâm và màu sắc sẽ tản ra từ điểm đó theo hình tròn hoặc hình elip. Radial Gradient thường được sử dụng để tạo ra một hiệu ứng sáng tạo, mềm mại, trang nhã, đặc biệt là khi kết hợp với những tông màu pastel nhẹ nhàng.
Nó cũng có thể được sử dụng để tạo ra một hiệu ứng phát sáng hoặc ánh sáng giống như ánh nắng mặt trời hay đèn chiếu sáng, từ đó làm nổi bật hình ảnh hay chữ viết.
Conical Gradient (Chuyển màu hình nón): Với các màu chuyển tiếp xung quanh một điểm trung tâm, chuyển màu hình nón tạo hiệu ứng hình nón hoặc xoắn ốc ba phần. Thiết kế này thêm chuyển động và năng động cho logo của bạn.
Diamond Gradient (Chuyển màu kim cương): Màu sắc chuyển dần với dạng hình thoi. Hiệu ứng kim cương thường được tạo ra bằng cách kết hợp các dải màu theo hình thoi. Loại gradient này thường được sử dụng để tạo điểm nhấn và tạo sự độc đáo cho các yếu tố thiết kế như logo, nền trang web, poster, hoặc các thiết kế khác.
Reflected Gradient (Chuyển màu đối xứng): Màu sắc chuyển đổi đối xứng từ điểm trung tâm, tạo ra hiệu ứng giống như gương. Thiết kế này nhấn mạnh tính đối xứng trong logo của bạn.
Multi-Point Gradient (Chuyển màu đa điểm): Như tên gợi ý, màu sắc chuyển đổi theo nhiều điểm khác nhau. Điểm khác biệt chính của Multi-point Gradient so với các loại Gradient khác là khả năng tạo ra nhiều điểm dừng màu, nghĩa là màu sắc chuyển đổi không chỉ giữa hai điểm mà còn có thể chuyển đổi qua nhiều điểm trên hình dạng.
Logo Gradient là một lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp muốn thể hiện sự hiện đại, năng động và sáng tạo trong thương hiệu của mình. Gradient cũng có thể giúp tạo ra hiệu ứng 3D, giúp logo của doanh nghiệp trông nổi bật hơn trên các thiết bị kỹ thuật số. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, thiết kế, truyền thông hoặc thời trang thường sử dụng Gradient trong thiết kế logo của mình. Tuy nhiên, việc quyết định sử dụng phong cách logo nào nên được xem xét kỹ càng về tính hợp lý và phù hợp với bản chất thương hiệu của doanh nghiệp.
Hãy chắc là bạn đã cân nhắc tất cả các trường hợp sau trước khi quyết định chọn ứng dụng chuyển màu:
Doanh nghiệp truyền thống: Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong các ngành kinh doanh truyền thống như luật sư, tài chính, bất động sản, sử dụng Gradient có thể không phù hợp với hình ảnh của doanh nghiệp và những giá trị mà nó đại diện.
Doanh nghiệp tiếp thị truyền thông chủ yếu qua các sản phẩm in ấn (tờ rơi, poster, menu giấy), logo Gradient thường khó in vì chúng bao gồm nhiều màu, trường hợp này bạn nên cân nhắc sử dụng thiết kế logo phẳng (không chuyển màu). Trong trường hợp sử dụng thì nên sử dụng tông màu sáng để dễ nổi bật hơn.
Logo của bạn bao gồm một biểu tượng (symbol) hoặc ký tự (monograms), trường hợp này sẽ không thể ứng dụng gradient vì rất khó để sử dụng dải màu trên tên doanh nghiệp hoặc khẩu hiệu vì điều quan trọng là phải giữ cho logo dễ đọc. Nếu bạn muốn có một biểu tượng wordmark (chỉ có văn bản), thiết kế chuyển màu có thể không dành cho bạn.
Thiết kế logo của bạn rất đơn giản, việc kết hợp Gradient có thể là lựa chọn tốt. Nhưng nếu bạn muốn logo của mình có khung viền, slogan kèm theo hoặc cả hai, thì việc thêm hiệu ứng chuyển màu sẽ khiến thiết kế trở nên quá rối mắt và khó hiểu.
Logo Gradient ngày càng trở nên phổ biến, nhất là trong thời buổi công nghệ phát triển không ngừng như hiện nay. Hàng loạt những ứng dụng di động (App mobile) ra đời, và để trở nên nổi bật trên màn hình điện thoại hay các thiết bị hiển thị khác, logo chuyển sắc chính là sự lựa chọn được ưa chuộng.
Những thương hiệu lớn trên thới giới sử dụng màu Gradient bạn có thế thấy ngay trên điện thoại và máy tính của chính mình.
Đầu tiên phải kể đến Microsoft: Logo Microsoft Edge, Logo Microsoft 365 (office) và các nhánh ứng dụng của Office: Skype, outlook,…
Bên cạnh đó, có thể kể đến trình duyệt Firefox với biểu tường con cáo Gradient.
Tiếp theo, phải kể đến các mạng xã hội: Instagram, Meta (facebook).
Không chỉ các lĩnh vực liên quan đến công nghệ mới sử dụng logo Gradient, Total Energie, Sơn Dulux chẳng hạn.
Việt Nam cũng có nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng logo Gradient, đặc biệt, sau khi tái định vị thương hiệu: Ngân hàng Vietcombank, TPbank, VIB bank, MSB bank, tập đoàn Ecopark,…
Visionbrands-GRS chính là 1 logo đậm chất Gradient. Nhận diện thương hiệu của chúng tôi cũng mang bản sắc đó.
Chi tiết về logo Visionbrands-GRS các bạn xem thêm: Tại đây
Các bạn tham khảo một số thiết kế logo Gradient với đa dạng phong cách của Visionbrands-GRS nhé.
Nếu bạn thấy phong cách này không phù hợp hãy tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi: Tại đây
Bạn yêu thích phong cách này hãy liên hệ ngay:
Hotline: 08 999 81 556
Nguồn: Visionbrands-GRS
VIDEO CÁC SẢN PHẨM VÀ VĂN HÓA GRS
TRI ÂN KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN TRONG THÁNG 10