Kiến tạo thương hiệu - Nâng tầm đẳng cấp

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? 6 bước thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu

26/09/2024

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu có quan trọng với doanh nghiệp không? Cấu trúc bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Trên thực tế, bộ nhận diện thương hiệu là thứ cấn phải có đối với mọi tổ chức. Cho dù bạn là một công ty khởi nghiệp đang xây dựng bản sắc thương hiệu từ đầu hay là một công ty đã thành danh đang tìm cách cải thiện hình ảnh thương hiệu, thì việc hiểu được tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu là bước đầu tiên để tạo ấn tượng bền vững trong tâm trí đối tượng mục tiêu.

1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu hay bộ nhận dạng thương hiệu tiếng anh là Brand Identity Kit là một nguồn tài nguyên chứa các quy tắc về thương hiệu của bạn và cách mọi người nên áp dụng để duy trì tính nhất quán của thương hiệu trên các kênh. Nó phải bao gồm các tài sản trực quan quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và thông tin như logo, cách sử dụng chúng, bảng màu được chấp thuận, kiểu chữ và các thuộc tính trực quan khác.

Còn theo Wikipedia, Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp các thành phần riêng lẻ, chẳng hạn như tên, thiết kế, một bộ hình ảnh, khẩu hiệu, tầm nhìn, phong cách viết, phông chữ cụ thể hoặc biểu tượng, v.v. giúp phân biệt thương hiệu này với các thương hiệu khác.

Bộ nhận diện thương hiệu không phải Hệ thống nhận dạng thương hiệu (Corporate identity program) như Wikipedia tiếng Việt định nghĩa.

Xem thêm: Hệ thống CIP là gì? Phân biệt bộ nhận diện thương hiệu và nhận diện công ty

Trong thế giới xây dựng thương hiệu và tiếp thị năng động, việc thiết lập bản sắc thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán là rất quan trọng.

Đây chính là lúc bộ nhận diện thương hiệu phát huy tác dụng.

Bo Nhan Dien Thuong Hieu Khach San Bani

2. Tầm quan trọng của việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu thường bị bỏ qua, nhưng nó là công cụ mạnh mẽ giúp truyền tải bản sắc trực quan của thương hiệu. BND bao gồm tài liệu và nội dung để đảm bảo sự nhất quán trong toàn bộ quá trình truyền thông thương hiệu, từ offline đến online.

Bộ nhận diện đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi hoạt động tiếp thị, từ tài liệu in ấn đến sự hiện diện trực tuyến, giúp thương hiệu dễ nhận biết, nhất quán và tạo sức ảnh hưởng. Không chỉ là một tập hợp logo hay màu sắc, bộ nhận diện thương hiệu là bản thiết kế chiến lược, truyền tải rõ ràng tính cách, giá trị và sứ mệnh của thương hiệu qua các yếu tố thiết kế đã được chọn lọc kỹ lưỡng.

Một bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế tốt không chỉ là tài liệu hướng dẫn, mà còn là tài sản chiến lược của doanh nghiệp. Các lợi ích chính bao gồm:

Sự nhất quán giữa các nền tảng

  • Nhất quán thương hiệu
  • Nhận diện thương hiệu mạnh mẽ

Hiệu quả về thời gian và tài nguyên

  • Quy trình thiết kế hiệu quả: Tuân theo hướng dẫn đã có sẵn, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
  • Giảm lỗi và chỉnh sửa

Xây dựng lòng tin và trung thành với thương hiệu

Tính chuyên nghiệp và uy tín

  • Nâng cao giá trị thương hiệu
  • Thu hút đối tác và cơ hội mới

Tính linh hoạt và khả năng phát triển trong tương lai

  • Thích ứng với tương lai
  • Nền tảng cho sự mở rộng

Tăng giá trị doanh nghiệp

  • Cạnh tranh với đối thủ
  • Tăng giá trị tài chính: Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng có giá trị lớn

Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ là công cụ hỗ trợ, mà là yếu tố then chốt cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Top 10 Thuong Hieu Gia Tri Nhat The Gioi

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới theo Brand Finance (Nguồn TTXVN)

3. Cấu trúc một bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Sản phẩm bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity Kit) nhiều khi còn được gọi là Cẩm nang thương hiệu (Brand Guidelines) hay Hệ thống nhận dạng thương hiệu (Corporation Identify Program Viết tắt là CIP). Tất nhiên, các khái niệm này không hoàn toàn giống nhau.

Xem thêm:

Cấu trúc một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những yếu tố tạo nên dấu ấn, cảm xúc ghim vào giác quan của khách hàng như: hình ảnh, màu sắc, logo, âm điệu, tông giọng, bản nhạc, kiểu chữ, linh vật, Slogan,… Mỗi một thương hiệu sẽ tập trung vào một khía cạnh khác biệt để tạo điểm nhấn cho thương hiệu của mình. Vì vậy, các hạng mục nhận diện thương hiệu cũng có những điểm khác khau.

Ví dụ như Pepsi luôn lấy hình ảnh vui nhộn cho những sản phẩm của mình trong khi CocaCola luôn là những khoảnh khác thư giãn, quây quần. Hay khách hàng luôn nhớ đến âm thanh khởi động máy Nokia Startup Tone.

Các hạng mục nhận diện thương hiệu cần thiết đối với doanh nghiệp:

3.1. Bộ nhận diện cốt lõi

Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi là trung tâm của bộ nhận diện, bao gồm: Logo, màu sắc, phông chữ (font), Slogan, biểu tượng, yếu tố đồ họa, âm thanh, hình ảnh. Tất nhiên không phải bộ nhận diện thương hiệu nào cũng sử dụng hết các thành phần này.

Logo: Trung tâm của bộ nhận diện thương hiệu

  • Tầm quan trọng: Logo của bạn thường là tương tác trực quan đầu tiên mà ai đó có với thương hiệu của bạn. Đó là biểu tượng có thể truyền tải bản chất của thương hiệu của bạn chỉ trong nháy mắt.
  • Các biến thể: Bộ thương hiệu toàn diện bao gồm nhiều định dạng logo khác nhau (ví dụ: logo đầy đủ, logo thứ cấp, chữ lồng) cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đảm bảo tính linh hoạt trên nhiều phương tiện khác nhau.

Bảng màu: Không chỉ là sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ

  • Xác định tính cách thương hiệu: Màu sắc gợi lên cảm xúc và sự liên tưởng. Bảng màu của thương hiệu phải phản ánh cảm xúc và giá trị mà bạn muốn liên kết với thương hiệu của mình.
  • Tính nhất quán trên nhiều nền tảng: Mã màu cụ thể trong bộ nhận diện thương hiệu của bạn đảm bảo rằng màu sắc thương hiệu của bạn được tái hiện chính xác trên mọi tài liệu, cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Bo Nhan Dien Thuong Hieu Cong Ty Noi That Ceco

Phông chữ: Giao tiếp bằng phong cách

  • Kiểu phông chữ và tác động của chúng: Việc lựa chọn phông chữ ảnh hưởng đến cách nội dung văn bản của bạn được nhận thức. Cho dù là thanh lịch, hiện đại hay kỳ quặc, kiểu chữ của bạn phải phù hợp với đặc điểm thương hiệu của bạn.
  • Hướng dẫn sử dụng: Bộ nhận diện thương hiệu của bạn phải nêu rõ phông chữ nào sẽ sử dụng trong các bối cảnh khác nhau (như tiêu đề, nội dung văn bản) và bao gồm hướng dẫn về kích thước, khoảng cách và kiểu chữ.

Hình ảnh: Kể chuyện bằng hình ảnh

  • Các loại hình ảnh và đồ họa: Bao gồm phong cách và loại ảnh chụp, hình minh họa, biểu tượng và đồ họa khác bổ sung cho bản sắc thương hiệu của bạn.
  • Tạo kết nối cảm xúc: Hình ảnh trong bộ nhận diện thương hiệu của bạn phải tạo được tiếng vang với đối tượng mục tiêu, giúp truyền tải câu chuyện về thương hiệu và củng cố cá tính của thương hiệu.

Âm thanh, tông giọng thương hiệu: Tính cách đằng sau những từ ngữ

  • Truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn: Cách truyền đạt thương hiệu của bạn, dù thân thiện, chuyên nghiệp hay vui tươi, đều phải nhất quán trên mọi nền tảng.
  • Hướng dẫn về thông điệp: Bộ công cụ truyền tải thương hiệu của bạn có thể bao gồm các cụm từ chính, thuật ngữ chuyên ngành hoặc gợi ý về giọng điệu để đảm bảo giọng điệu thương hiệu của bạn thống nhất trong mọi hoạt động truyền thông.

Slogan (Khẩu hiệu): Chìa khóa cho bản sắc trực quan của một thương hiệu

  • Yếu tố chính tạo nên bản sắc và giá trị thương hiệu: Trên thị trường ngày nay, hầu như tất cả các thương hiệu đều sử dụng khẩu hiệu; chúng nâng cao hình ảnh thương hiệu, hỗ trợ nhận diện và ghi nhớ thương hiệu, đồng thời giúp tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng
  • Làm cho thương hiệu, thông điệp và sản phẩm có thể dự đoán được: Ví dụ khẩu hiệu của Bitis là “Nâng niu bàn chân Việt” giúp người dùng nghĩ ngay đến sản phẩm giày dép chất lượng

Biểu tượng: Dấu ấn cho thành công của thương hiệu

  • Biểu tượng thương hiệu: Chình là bản thu gọn của logo, là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt.
  • Thương hiệu thành công: Khi khách hàng chỉ cần nhìn biểu tượng đã biết rõ thương hiệu, sản phẩm của bạn thì khi đó thương hiệu của bạn đã in sâu vào tâm trí khách hàng. Ví dụ: Dấu “Swoosh” của Nike hay “mái vòm” của McDonald’s.

Yếu tố đồ họa: Tăng độ nhận diện thương hiệu

  • Tín hiệu nhận diện: Yếu tố đồ họa còn gọi là tín hiệu nhận diện thương hiệu hay họa tiết đồ họa. Yếu tố đồ họa thường được sử dụng trên phông nền của các thiết kế nhận dạng thương hiệu CIPs.
  • Tăng dấu ấn thương hiệu: Hình ảnh yếu tố đồ họa là dấu hiệu để nhận biết thương hiệu được phủ trên hầu hết các ấn phẩm thương hiệu. Khách hàng có thể nhìn vào yếu tố này là nhận ra ngay thương hiệu của bạn.

3.2. Bộ nhận diện văn phòng

Bộ nhận diện văn phòng bao gồm nhiều nhóm: Stationery, Employee kit, Sales Kit, nhận diện sự kiện, quả tặng thương hiệu. Chi tiết từng hạng mục khá nhiều và sự phân loại vào từng nhóm có thể có sự trùng lặp. Dưới đây là một số hạng mục của bộ nhận diện thương hiệu văn phòng cơ bản nhất đối với các doanh nghiệp.

– Danh thiếp (Name card)

– Tiêu đề thư

– Phong bì thư

– File folder

– Mẫu hóa đơn

– Thẻ nhân viên/Thẻ tên (Name tag)

– Áo đồng phục nhân viên

– Chữ ký Email

Và còn nhiều hạng mục khác nữa, tùy thuộc vào mỗi ngành nghề để lựa chọn hạng mục phù hợp.

Bo Nhan Nhien Van Phong Cong Ty Bat Dong San Phuoc Loc Phat

3.3. Bộ nhận diện ngoài trời

Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời có thể chi thành bộ nhận diện quảng cáo ngoài trời và bộ nhận diện điểm bán (POSM)

Bộ nhận diện quảng cáo ngoài trời gồm:

– Băng rôn

– Biển quảng cáo pano

– Biển đại lý

– Biểu hiệu công ty

– Biển chỉ đường

– Nhận diện trên phương tiện giao thông

– Biển quảng cáo bus/train stop

Thiet Ke Va Thi Cong Bo Nhan Dien Thuong Hieu Ngoai Troi
Biển bảng thiết kế và thi công bởi Visionbrands-GRS

POSM có thể gồm các hạng mục:

– Booth

– Standee

– Divider

– Showcase

– Display island

3.4. Bộ nhận diện sản phẩm

Bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Bao bì, tem nhãn giúp tác động và khích lệ hành vi của người tiêu dùng. Bộ nhận diện sản phẩm thường có:

– Bao bì sản phẩm

– Tem nhãn sản phẩm

– Túi đựng sản phẩm

– Phiếu bảo hành

– Header tủ /kệ trưng bày sản phẩm

Bo Nhan Nhien Bao Bi Van Phong Quoc Hoi
Visionbrands thiết kế bộ nhận diện văn phòng Quốc hội

3.5. Bộ nhận diện Maketing hay bộ nhận diện truyền thông

Một bộ nhận diện thương hiệu đẹp, ấn tượng mà không được mọi người biết đến thì cũng không thể thành công. Marketing là các hoạt động nhằm mục đích đưa hàng hoá hoặc dịch vụ tới người tiêu dùng cũng như là tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Cũng từ đó truyền tải hình ảnh thương hiệu đến khách hàng, hình thành dấu ấn thương hiệu trong tâm trí.

Bộ nhận diện Maketing bao gồm:

Bộ nhận diện Marketing truyền thống hay offline (Traditional media kit)

– Hồ sơ năng lực / Profile

– Brochure / Catalogue

– Tờ rơi, tờ gấp

Bộ nhận diện truyền thông số hay bộ nhận diện thương hiệu online (Social Media kit)

– Avatar logo

– Cover photo

– Banner

– Website thương hiệu

– App / Loyalty App

Ngày nay, bộ nhận diện thương hiệu số không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Truyền thông số với tốc độ, độ phủ và hiệu suất cao sẽ nhanh chóng định vị được giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu số

4. Quy trình 6 bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đẹp, chất lượng tại Visionbrands-GRS

Tạo bộ nhận diện thương hiệu là một quá trình gồm nhiều bước bao gồm hiểu biết sâu sắc, định vị chiến lược, định hướng sáng tạo, tạo tài sản, phát triển hướng dẫn và ứng dụng thực tế. Điều này bao gồm việc tạo bộ nhận diện thương hiệu mới, đặt tên và tải lên các yếu tố thương hiệu như logo, màu sắc và phông chữ.

Để bắt đầu thiết kế bộ nhận diện, doanh nghiệp cần phải trả lời các câu hỏi:

  • Những giá trị thương hiệu của tôi hướng tới là gì?
  • Tập khách hàng của tôi là ai?
  • Tính cách thương hiệu của tôi là gì?
  • Tôi muốn khách hàng có cảm xúc gì khi trải nghiệm thương hiệu?
  • Tôi muốn thương hiệu của mình được nhìn nhận thế nào trên thị trường?
  • Điều gì khiến thương hiệu của tôi khác biệt so với các đối thủ?

Trả lời xong các câu hỏi trên, Visionbrands-GRS sẽ tư vấn doanh nghiệp chiến lược để phát triển, sau đó mới đi vào các bước xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chi tiết.

Sau đây là hướng dẫn từng bước chi tiết phù hợp với cấu trúc bạn chỉ định:

Bước 1: Khám phá – Nghiên cứu & Phân tích

  • Tiến hành nghiên cứu thị trường: Hiểu rõ đối tượng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường.
  • Phân tích nội bộ: Phân tích SWOT, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và đặc điểm riêng, độc đáo của thương hiệu hiện tại của bạn.

Bước 2: Định vị thương hiệu – Thiết lập nền tảng cho thương hiệu của bạn

  • Vấn đề & Giải pháp: Xác định vấn đề chính mà thương hiệu của bạn giải quyết và cách thức thực hiện sự riêng biệt, duy nhất.
  • Mục đích thương hiệu và Tuyên bố mục đích: Nêu rõ lý do thương hiệu của bạn tồn tại ngoài mục đích tạo ra lợi nhuận.
  • Tầm nhìn và Sứ mệnh: Xác định tầm nhìn dài hạn và sứ mệnh của thương hiệu.
  • Slogan: Tạo một khẩu hiệu đáng nhớ, truyền tải được bản chất của thương hiệu.
  • Giá trị cốt lõi: Thiết lập các nguyên tắc cốt lõi để xác định thương hiệu của bạn.
  • Thông điệp chính: Soạn thảo thông điệp truyền đạt hiệu quả giá trị thương hiệu.
  • Giọng điệu, tính cách và thái độ của thương hiệu: Xác định giọng điệu, đặc điểm và lập trường mà thương hiệu của bạn sẽ thể hiện trong hoạt động truyền thông.

Bước 3: Chỉ đạo sáng tạo – Khái niệm hóa thương hiệu

  • Khái niệm thương hiệu: Phát triển các khái niệm bao quát sẽ định hướng phong cách truyền thông và hình ảnh của thương hiệu.
  • Mục tiêu và giải pháp thiết kế: Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho thiết kế thương hiệu của bạn và đề xuất các giải pháp để đạt được các mục tiêu này.
  • Logo, Màu sắc, Phông chữ: Quyết định hướng cho các yếu tố hình ảnh chính này.
  • Kết cấu, hình dạng và hình ảnh: Thiết lập hướng dẫn cho các yếu tố hình ảnh khác giúp bổ sung cho bản sắc thương hiệu của bạn.

Bước 4: Hệ thống nhận diện thương hiệu – Tạo tài sản thương hiệu tùy chỉnh

  • Thiết kế logo: Tạo logo phản ánh bản sắc và định vị thương hiệu của bạn
  • Phát triển các mẫu, hình dạng và hình minh họa: Thiết kế các yếu tố này để tăng thêm chiều sâu và cá tính cho thương hiệu của bạn.
  • Bảng màu: Chọn bảng màu phù hợp với cá tính và thông điệp của thương hiệu.
  • Lựa chọn kiểu chữ: Chọn phông chữ phù hợp với phong cách và tính thẩm mỹ của thương hiệu bạn.
  • Biểu tượng: Thiết kế các biểu tượng độc đáo cho thương hiệu của bạn và tăng cường truyền thông trực quan.
  • Bảo hộ thương hiệu: Tiến hành tra cứu chuyên sâu và đăng ký bản quyền nhãn hiệu, đảm bảo tính sở hữu thương hiệu

Bước 5: Nguyên tắc nhận diện thương hiệu – Thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn

  • Biên soạn hướng dẫn: Ghi lại cách sử dụng từng yếu tố thương hiệu, bao gồm những điều nên làm và không nên làm.
  • Đảm bảo tính nhất quán: Các hướng dẫn phải đảm bảo thương hiệu của bạn được áp dụng nhất quán trên mọi phương tiện.

Bước 6: Ứng dụng thương hiệu – Triển khai thương hiệu trên các phương tiện truyền thông

  • Ứng dụng in ấn: Đảm bảo thương hiệu của bạn được thể hiện thống nhất trên các tài liệu in như danh thiếp, tờ rơi và bao bì.
  • Ứng dụng kỹ thuật số: Áp dụng các yếu tố thương hiệu của bạn vào trang web, phương tiện truyền thông xã hội và tài liệu tiếp thị kỹ thuật số.

Bằng cách làm theo các bước này, bạn có thể tạo ra một bộ thương hiệu toàn diện không chỉ xác định bản sắc thương hiệu của bạn mà còn đảm bảo ứng dụng nhất quán trên nhiều nền tảng khác nhau. Quá trình này, mặc dù phức tạp, nhưng rất quan trọng để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, gắn kết, tạo được tiếng vang với đối tượng mục tiêu của bạn và nổi bật trên thị trường.

5. Kết luận

Xây dựng thương hiệu là khía cạnh quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào vì nó giúp thiết lập bản sắc riêng và phân biệt công ty với các đối thủ cạnh tranh. Hình ảnh thương hiệu mạnh cũng có thể góp phần tăng lòng trung thành và sự tin tưởng của khách hàng, trở thành yếu tố thiết yếu cho sự thành công của doanh nghiệp.

Những thương hiệu này đã ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta đến mức chúng ta tự động chọn chúng thay vì bất kỳ lựa chọn nào khác, gần như thể chúng là thương hiệu duy nhất tồn tại.

Bạn muốn xây dựng một thương hiệu mạnh, chuyên nghiệp hay liên hệ với đội ngũ Visionbrands-GRS.

SẢN PHẨM GRS

VIDEO CÁC SẢN PHẨM VÀ VĂN HÓA GRS

ƯU ĐÃI KHỦNG
Tặng
30 %

TRI ÂN KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN TRONG THÁNG 10