Marketing Online là gì? Các bước để xây dựng Chiến lược Marketing Online phù hợp với Doanh nghiệp
Trong thời điểm bùng nổ về công nghệ số, Marketing Online trở thành “phương tiện” được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu trong hành trình tiếp cận và chinh phục khách hàng. Tuy nhiên, mỗi một doanh nghiệp lại có một chiến lược lựa chọn loại hình Marketing Online khác nhau. Vậy, Marketing Online là gì? Bạn đã thực sự hiểu đúng về thuật ngữ này hay chưa? Các bước để xây dựng chiến lược Marketing Online phù hợp với Doanh nghiệp? Hãy cùng GRS tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Marketing Online là gì?
Marketing Online (tên gọi chính xác hơn là Online Marketing/ Internet Marketing) hay còn gọi là tiếp thị trực tuyến là những hoạt động tận dụng môi trường internet để truyền bá thông điệp về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của một cá nhân hoặc doanh nghiệp đến độc giả, khách hàng tiềm năng mà họ nhắm tới. Mục tiêu của các hoạt động tiếp thị trực tuyến này tiếp cận tới khách hàng thông qua các kênh phân phối. Giúp họ có thể đọc, xem, nghe… trong quá trình phát sinh nhu cầu tìm kiếm, so sánh, mua sắm và giao lưu trực tuyến.
Khác với cách tiếp thị ngoại tuyến (Offline Marketing) sử dụng các phương tiện ngoại tuyến (không kết nối internet) truyền thống như quảng cáo trên báo in, biển bảng quảng cáo, truyền hình hay đài phát thanh… với chi phí lớn, khó đo lường hiệu quả. Marketing Online giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp và thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất, không giới hạn vị trí địa lý và đo lường được hiệu quả tiếp thị dựa trên những con số rõ ràng, cụ thể. Giúp họ tối ưu chi phí, thời gian cũng như các chiến lược tiếp thị, chiến lược kinh doanh… của riêng mình.
2. Các hạng mục cần triển khai? Chiến lược marketing online là gì?
A. Các hạng mục
1. Thiết kế trang website chuẩn seo
2. Xây dựng trang liên kết các trang bán hàng điện tử, fanpage liên quan
3. Xây dựng trang mạng xã hội như facbook, youtube, tiktok…..
B. Chiến lược marketing online
Được hiểu là xác định cách thức hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp, công ty có thể đạt được thông qua việc sử dụng các kênh, nền tảng và tư duy kỹ thuật số. Ngoài ra, bạn có cũng thể hiểu nó là tập hợp những hành động, thao tác, kế hoạch khác nhau để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu đến gần với khách hàng nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh. Sự giao thoa của marketing online không chỉ tồn tại trong các thương hiệu hay CRM, mà còn trong trải nghiệm người dùng (UX), trải nghiệm khách hàng (CX) và chăm sóc khách hàng:
– Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet Of Things (IoT) đã đưa thương hiệu vào trải nghiệm sản phẩm của các doanh nghiệp.
– Chiến lược nội dung không chỉ bao gồm các chiến dịch tiếp thị truyền thống, mà tất cả các nội dung tạo ra đòn bẩy cho sự tăng trưởng.
– Đổi mới kỹ thuật số đang tạo ra các dịch vụ, sản phẩm và trải nghiệm mới – những thứ thực sự đáng để chào mời.
3. Các bước xây dựng xây dựng chiến lược Marketing Online
3.1. Phân tích thị trường kinh doanh
Trước khi lập bất kỳ chiến lược marketing nào đó bạn cần phân tích môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường ngành, đối thủ cạnh tranh, thị trường, nhà cung cấp, nội bộ doanh nghiệp… để hình dung ra được “bức tranh” tổng quan về ngành. Phân tích thị trường kinh doanh giúp cho bạn đưa ra được những đánh giá, tính điểm phù hợp đây cũng chính là thước đo để bạn hoạch định ra một chiến lược cụ thể và khả thị nhất cho doanh nghiệp của mình.
3.2 Xác định mục tiêu cho chiến lược marketing online
Tại mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ đều có mục tiêu cụ thể, nhưng chủ yếu sẽ có những loại mục tiêu như:
– Mục tiêu thông tin: tức là việc truyền bá thông tin về sản phẩm, sịch vụ, sự kiện… đến với đối tượng, khách hàng mục tiêu. Mục tiêu thông tin được sử dụng nhiều trong các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới.
– Mục tiêu thuyết phục: Thuyết phục, lôi kéo đối tượng, khách hàng mục tiêu mua sản phẩm, dịch vụ, hoặc chỉ đơn giản là suy nghĩ theo quan điểm của nội dung quảng cáo.
– Mục tiêu gợi nhớ: Cài vào bộ nhớ của đối tượng, khách hàng mục tiêu một nội dung nhất định. Nội dung ấy có thể là tên doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, tên con người, địa danh…
– Mục tiêu so sánh và tấn công sản phẩm đối thủ cạnh tranh: So sánh lợi ích, công dụng sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
3.3. Định vị sản phẩm, dịch vụ
Sau khi đã thiết lập được mục tiêu, bạn cần định vị cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Định vị thực chất là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp với mục đích để thị trường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao những gì mà doanh nghiệp đại diện so với các đối thủ cạnh tranh.
3.4 Tạo dựng thông điệp truyền thông
Trong marketing online thì thông điệp quảng cáo chính là yếu tố cốt lõi. Nếu một chiến lược marketing online dù có được đầu tư với quy mô rầm rộ mà thông tiệp quảng cáo lại sơ sài, khó hiểu, gây hiểu nhầm, không phù hợp với văn hóa, tôn giáo, luật pháp đều sẽ trở nên thất bại.
– Nội dung của thông điệp dựa trên mục đích của quảng cáo. Nếu quảng cáo của bạn nhằm mục đích thông tin, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào nhãn hiệu, hình dánh, công dụng của sản phẩm
– Nếu quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục thì nội dung thông điệp sẽ tập trung vào lợi ích sản phẩm. Giả sử quảng cáo nhằm vào mục tiêu gợi nhớ, nội dung thông điệp thường chỉ đơn giản là làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm.
– Nếu mục tiêu quảng cáo là so sánh thi nên tập trung nội dung của thông điệp vào phân tích lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm đối thủ. Một thông điệp quảng cáo hay sẽ bao gồm các yếu tố: ngắn gọn, dễ nhớ, xúc tích, ý nghĩa.
Một số lưu ý với thông điệp quảng cáo phải luôn có như:
– Phải phù hợp với luật pháp tại quốc gia quảng bá.
– Phù hợp với văn hóa tại quốc gia quảng bá.
– Phù hợp với tôn giáo tại quốc gia quảng bá.
Tuyệt đối không được sử dụng hình ảnh, logo, nhãn hiệu đã đăng ký của doanh nghiệp khác.
3.5 Lựa chọn kênh truyền thông
Trong thế giới Marketing thì nội dung được xem là vua. Google muốn bạn đem lại giá trị cho những người ghé thăm website. Tuy nhiên, xây dựng được nội dung của website là điều không phải đơn giản. Chính vì thế, lúc này bạn cần sử dụng một kênh truyền thông thật hiệu quả như:
– Marketing qua công cụ tìm kiếm (SEM): SEO, PPC
– Marketing trên các trang danh bạ, cổng thông tin, trang đánh giá dịch vụ sản phẩm…
– Email Marketing: xây dựng database, thiết kế thông điệp, gửi thông điệp và đánh giá hiệu quả
– Marketing qua mạng xã hội: Xây dựng các trang blog, diễn đàn, Facebook Fanpage, Youtube Channel…
– PR Online: Sử dụng hình thức PR trực tiếp và gián tiếp thông qua các thông cáo báo chí, bài viết PR…
– Quảng cáo trực tuyến, quảng cáo hiển thị, xây dựng mạng liên kết
– Quảng cáo tin nhắn SMS. Tùy thuộc vào đối tượng tiếp nhận và mục tiêu đã thiết lập, bạn có thể chọn một hoặc nhiều kênh phù hợp cho doanh nghiệp mình.
3.6 Đào tạo nhân sự
Một trong những điều quan trọng mà cá nhà quản lý cần lưu ý khi lập chiến lược marketing online là về nhân sự. Với các hoạt động marketing online hoạt động trên các nền tảng công nghệ đòi hỏi đội ngũ nhân sự phải có kiến thức về hoạt động marketing, đồng thời nắm vững các thao tác trên internet để dễ dàng cho việc thực thi chiến lược. Trong trường hợp nhân sự của bạn chưa trang bị đầy đủ kĩ năng, bạn có thể tham vấn các khóa về Training in house về marketing cho nhân sự của mình để họ hoàn thiện công việc tốt hơn.
3.7 Theo dõi hiệu quả chiến lược Marketing
Việc cuối cùng để chốt được chiến lược Marketing Online có hiệu quả không là bạn phải theo dõi kết quả kinh doanh, thống kê lượng truy cập vào website, tỷ lệ mua hàng… để điều chỉnh được các chỉ số một cách hiệu quả. Chiến lược Marketing Online cho doanh nghiệp hiệu quả chính là “xương sống” cho hoạt động kinh doanh và sự thành công hay thất bại của công ty. Hy vọng với những chia sẻ của GRS branding, các bạn sẽ có thêm cho mình phương pháp xây dựng chiến lược Marketing Online hiệu quả.
DỰ ÁN WEBSITE TIÊU BIỂU
LÝ DO KHÁCH HÀNG TIN TƯỞNG CHỌN GRS LÀM ĐỐI TÁC
GRS luôn đưa ra các giải pháp tốt tối ưu nhất, sản phẩm tốt nhất đảm bảo sự đột phát, đổi mới, phát triển mang lại giá trị và vị thế cho thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
8599+
Dự án đã
thực hiện
5989+
Đối tác
khách hàng
50+
Đội ngũ
nhân sự
6+
Số năm
kinh nghiệm
SỰ KHÁC BIỆT CỦA GRS
Nhân sự là lòng cốt
GRS luôn lấy con người làm giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, nhân sự tại GRS đều là những con người tài năng, có tư duy thẩm mỹ, trình độ chuyên môn cao và là các chuyên gia hàng đầu về thương hiệu.
Giá trị sản phẩm là cốt lõi
Tại GRS, mỗi sản phẩm tạo ra đều là các sản phẩm trí tuệ, có hàm lượng chất xám. Mỗi phương án để khách hàng lựa chọn đều được thực hiện ít nhất bởi một chuyên viên thiết kế. Các phương án GRS đưa ra đều có tính sáng tạo cao và khả năng bảo hộ.
Khách hàng là trọng tâm
Chúng tôi luôn tận tâm với khách hàng vì với GRS khách hàng chính là trọng tâm. Mỗi khách hàng, chúng tôi đều khảo sát, tư vấn chi tiết trước khi đưa ra báo giá phù hợp, đảm bảo được giá trị trao đi bằng với giá trị khách hàng nhận được.
Uy tín là vị thế
Đối với GRS UY TÍN chính là vị thế. Chính vì vậy khách hàng luôn được làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, quy trình làm việc tối ưu nhất, đảm bảo sự hợp tác dựa trên tính bền vững đồng hành cùng phát triển.
Lắng nghe và phát triển
GRS với đội ngũ hàng đầu 4.0 luôn luôn cập nhập xu hướng, trau dồi kĩ năng, lắng nghe ý kiến khách hàng, luôn kiên trì, nỗ lực tìm ra các giải pháp tối ưu nhất, tốt nhất cho khách hàng. Lắng nghe để đem lại giá trị cho khách hàng là mục tiêu phát triển của GRS.
Khách hàng hài lòng là thành công
Đối với GRS sự hài lòng của khách hàng đối tác chính là thành công. Khi đến với GRS các đối tác không chỉ được lắng nghe mà còn được tư vấn tận tình, các giải pháp phù hợp. Đảm bảo được sự hài lòng của đối tác cũng như khách hàng mà đối tác nhắm tới.
ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG VỀ GRS
Visionbrands - GRS chân thành cảm ơn quý khách hàng, đối tác đã luôn tin tưởng, đồng hành cùng phát triển, chúng tôi sẽ luôn trau dồi học hỏi và lắng nghe những góp ý từ phía khách hàng, đối tác. Đối với GRS khách hàng luôn là trọng tâm.
SẢN PHẨM GRS
VIDEO CÁC SẢN PHẨM VÀ VĂN HÓA GRS