Kiến tạo thương hiệu - Nâng tầm đẳng cấp

Màu sắc thương hiệu quyết định 85% hành vi mua hàng

03/10/2024

Màu sắc là một trong thành phần cốt lõi của bộ nhận diện thương hiệu. Màu sắc ảnh hưởng đến 85% quyết định mua hàng của người mua và màu sắc giúp tăng nhận thức về thương hiệu lên 80%.

Thong Ke Mau Sac Thuong Hieu Voi Nguoi Tieu Dung
Thống kê màu sắc thương hiệu với khách hàng tiêu dùng

Màu sắc thương hiệu là một công cụ truyền thông mạnh mẽ. Chúng có thể thu hút sự chú ý của chúng ta, gợi lên những cảm xúc cụ thể và làm cho thông tin đáng nhớ. Nhưng làm thế nào bạn có thể chọn đúng màu sắc thương hiệu cho doanh nghiệp của mình?

1. Màu sắc thương hiệu là gì?

Màu sắc thương hiệu (Brand color) là một tập hợp các màu được chọn để phản ánh bản sắc thương hiệu độc đáo của bạn. Màu sắc thương hiệu đại diện cho thương hiệu của bạn trên mọi điểm chạm thương hiệu từ logo, bộ nhận diện đến các kênh truyền thông.

Trong bảng màu thương hiệu thông thường, bạn sẽ tìm thấy một hoặc hai màu chính. Những màu này thường được thấy trong logo và các yếu tố cốt lõi khác của thương hiệu, giúp thương hiệu dễ nhận biết.

Bên cạnh các màu cơ bản, bạn sẽ có một bộ màu thứ cấp và màu tam cấp bổ sung, hoàn hảo để thêm điểm nhấn, tạo nền hoặc chèn văn bản.

Khi chọn màu sắc cho thương hiệu, hãy cân nhắc chúng với chiến lược thương hiệu tổng thể để đảm bảo chúng truyền tải được thông điệp và cá tính thương hiệu mong muốn.

2. Tại sao màu sắc thương hiệu lại quan trọng đến vậy?

Bạn không nên chọn màu sắc thương hiệu chỉ dựa trên tính thẩm mỹ và sở thích cá nhân.

Sử dụng màu sắc như một công cụ chiến lược để xây dựng thương hiệu của bạn. Sau đây là cách thương hiệu của bạn có thể hưởng lợi từ màu sắc:

Hình thành bản sắc thương hiệu: Màu sắc thương hiệu giúp hình thành bản sắc thương hiệu và đảm bảo hình ảnh thương hiệu nhất quán trên mọi nền tảng và điểm tiếp xúc với thương hiệu .

Nhận diện thương hiệu: Chúng giúp mọi người dễ nhớ và nhận diện thương hiệu của bạn hơn. Nhiều nghiên cứu cho biết màu sắc thương hiệu làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu lên đến 80%.

Mau Sac Thuong Hieu Tang Nhan Dien Thuong Hieu Len 80%
Màu sắc thương hiệu tăng nhận diện thương hiệu lên 80%

Sự khác biệt: Màu sắc giúp mọi người phân biệt thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Ảnh hưởng đến Nhận thức về Thương hiệu: Màu sắc truyền tải tính cách thương hiệu của bạn và một cảm giác nhất định. Thương hiệu của bạn đáng tin cậy, sang trọng, bình tĩnh hay thú vị?

Xây dựng lòng tin: Việc sử dụng nhiều lần cùng một bảng màu có thể củng cố lòng trung thành và niềm tin của mọi người vào thương hiệu của bạn.

3. Các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn màu thương hiệu

Định vị thương hiệu

Xác định mục tiêu thương hiệu là kim chỉ nam cho mọi vấn đề. Màu sắc thương hiệu cũng không ngoại lệ.

Màu sắc thương hiệu không chỉ dừng lại ở tính thẩm mỹ. Chúng là công cụ mạnh mẽ mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền tải bản sắc và giá trị của mình. Nói một cách đơn giản, màu sắc thương hiệu là sắc thái cụ thể mà một công ty lựa chọn để đại diện cho thương hiệu.

Chân dung khách hàng

Khách hàng mục tiêu cũng là yếu tố cần lưu ý khi chọn màu sắc cho bộ nhận diện thương hiệu. Với mỗi một tệp khách hàng bạn cần có màu sắc phù hợp. Đối với khách hàng cao cấp nền nên sử dụng màu sang trọng, quý phái; phụ nữ thường yêu thích màu tím; còn trẻ em thì thích màu sắc bắt mắt.

Độ tuổi cũng là một yếu tố cân nhắc khi lựa chọn màu phù hợp. Bạn không thể sử dụng màu sắc tươi trẻ, sôi động đối với người già.

Nói chung, khi phân tích chiến lược khách hàng, các vấn đề về nhân khẩu học cần đưa ra xem xét khi lựa chọn màu sắc thương hiệu.

Đối với tệp khách hàng doanh nghiệp rộng, nhà thiết kế có thể sử dụng bảng màu rộng hơn để đảm bảo phủ hết khách hàng tiềm năng.

Lĩnh vực kinh doanh

Sản phẩm, dịch vụ của mỗi một ngành nghề đều mang bản sắc riêng, bản sắc đó sẽ có những màu sắc tương ứng thể hiện. Chính vì vậy, việc sử dụng màu thương hiệu cũng cần cân nhắc ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Tất nhiên, mỗi lĩnh vực không chỉ có duy nhất một màu để lựa chọn, bạn có nhiều màu khác nhau hay cả dải màu tương đồng để lựa chọn. Cũng có những trường hợp phá cách sử dụng màu riêng biệt đem lại thành công.

Tâm lý học màu sắc

Màu sắc kích thích tâm trí người xem và họ có xu hướng xây dựng mối liên kết tinh thần với màu sắc. Nó luôn là yếu tố cần cân nhắc trong hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn và có tác động đáng kể đến trạng thái cảm xúc của mọi người.

Một bảng màu thương hiệu chuyên nghiệp phải được hưởng lợi từ việc khai thác và kết hợp màu sắc theo tâm lý con người. Màu sắc thực sự kết nối với tâm trí của người tiêu dùng và tương tác với bộ não của họ.

Văn hóa và Tôn giáo

Văn hóa là một yếu tố khác cần cân nhắc khi chọn màu thương hiệu. Các yếu tố như chính trị, lịch sử, thần thoại, tôn giáo và ngôn ngữ cũng có thể ảnh hưởng đến cách khách hàng của bạn cảm nhận các màu sắc cụ thể.

Với nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa và cảm quan khác nhau nên một nhà thiết kế chuyên nghiệp phải ghi nhớ đến tác động văn hóa khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Lý thuyết màu sắc

Bảng màu nhận diện luôn có màu chính và màu phụ để tạo ra sự kết hợp màu sắc hài hòa và bổ trợ cho nhau.

Với sự trợ giúp của lý thuyết màu sắc, bạn có thể hiểu được mối quan hệ giữa các màu khác nhau và tạo ra bảng màu thương hiệu mạnh mẽ, hiệu quả cho công ty của bạn.

Sự nhất quán màu sắc trên các nền tảng

Làm thế nào để bạn chọn đúng màu sắc cho các nền tảng khác nhau, chẳng hạn như trang web, phương tiện truyền thông xã hội hoặc in ấn?

Để đảm bảo tính nhất quán trên mọi phương tiện, hãy tạo hướng dẫn về thương hiệu và chỉ định các mã màu khác nhau như Hex, RGB, CMYK và Pantone. Sau đó, hãy test trên thực tế để đảm bảo tính chính xác. Cuối cùng, bạn phải tuân thủ các thông số kỹ thuật của bảng màu.

4. Các bước xây dựng bảng màu thương hiệu

Màu sắc thương hiệu gợi lên cảm xúc và là một cách mạnh mẽ để kết nối với khách hàng lý tưởng của bạn. Nhưng làm thế nào để bạn tạo ra bảng màu thương hiệu của mình?

Dưới đây là các bước cơ bản nhất để xây dựng bảng màu thương hiệu:

4.1. Xác định chiến lược phát triển thương hiệu

Sau khi bạn đã lên được chiến lược thương hiệu, cần lựa chọn màu sắc có thể truyền tải được thông điệp và phong cách thương hiệu của bạn.

Trước tiên, bạn cần phân tích đối thủ và thị trường để đưa ra màu sắc giúp thương hiệu bạn trở lên nổi bật, khác biệt, thu hút khách hàng. Nhưng cũng không nên khác biệt quá giá trị cốt lõi lĩnh vực sản phẩm bạn đang kinh doanh. Điều đó, đôi khi có thể tạo ra sự lạc lõng hay gây những phản ứng tiêu cực.

4.2. Phân tích các tính chất của màu sắc

Mỗi màu sắc có tính chất riêng, mang bản sắc của chính nó. Màu sắc có khả năng đáng chú ý là gợi lên những cảm xúc cụ thể và truyền tải những thông điệp riêng biệt

Bằng cách khai thác các nguyên tắc của tâm lý học màu sắc, các nhà thiết kế có thể tạo ra những bảng màu gây được tiếng vang với đối tượng mục tiêu, để lại ấn tượng lâu dài trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu.

Tuy vậy, mối quan hệ phức tạp giữa tâm lý màu sắc và ảnh hưởng văn hóa cần được dung hòa khi lựa chọn màu sắc thương hiệu để tạo được tiếng vang với nhiều đối tượng khán giả khác nhau.

4.3. Xây dựng bảng màu

Bảng màu nhận diện thương hiệu gồm có màu bảng màu chính và bảng màu phụ.

Màu chính là màu sử dụng xuyên suốt, là màu của logo, màu bản sắc thương hiệu

Màu phụ là những màu bổ sung cho màu chính, tăng thêm tính nhận diện.

Việc kết hợp giữa màu chính và màu phụ phải mang tính nhất quán, đảm bảo sự hài hòa, tạo điểm nhấn cho thương hiệu.

Màu phụ có thể sử dụng nhiều màu từ màu cơ bản, màu thứ cấp, màu nền và có thể dùng các tông màu và sắc thái khác nhau. Số lượng màu cũng không có quy chuẩn.

4.4. Kiểm tra, đánh giá và tinh chỉnh

Sau khi đã lựa chọn xong bảng màu thương hiệu, bạn cần checklist lại theo những yếu tố cần lưu ý và những sai lầm khi chọn màu thương hiệu.

Tiếp đến là thử nghiệm trên các ứng dụng, sản phẩm nhận diện. Kiểm tra xem sản phẩm nhận diện thương hiệu đã đảm bảo tính nhất quán chưa? Cần cải tiến hay hiệu chỉnh gì không?

Trên thực tế, rất nhiều màu sắc khi đi triển khai thực tế trên các nền tảng đã phải quay lại cập nhật bảng màu.

Trên đây chỉ là tóm tắt ngắn gọn để độc giả hiểu sơ bộ về trình tự xây dựng bộ màu sắc nhận diện.

Chi tiết cụ thể 10 bước xây dựng bảng màu thương hiệu bạn đọc xem Tại đây

5. Sai lầm khi chọn màu thương hiệu

Màu sắc là một phần quan trọng trong bản sắc thương hiệu, việc quyết định màu sắc tốt nhất cho thương hiệu của bạn là vấn đề khó khăn. Để chọn màu sắc đúng, bạn cần tránh mắc phải những sai lầm phổ biến sau khi bạn chọn màu cho thương hiệu.

Chọn màu chỉ vì bạn thích nó

Không quan trọng bạn thích gì, điều quan trọng là khách hàng lý tưởng của bạn thích gì. Việc lựa chọn màu sắc thương hiệu nên dựa trên những gì phù hợp với khách hàng của bạn, chứ không phải sở thích cá nhân của bạn.

Không phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn

Hãy dành thời gian để xem xét đối thủ cạnh tranh gần nhất của bạn đang sử dụng màu sắc thương hiệu chính nào. Bạn muốn thương hiệu của mình khác biệt và ấn tượng so với đối thủ.

Không cân nhắc đến việc bạn sẽ sử dụng màu ở đâu và như thế nào

Các doanh nghiệp sử dụng màu sắc khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ và khách hàng cảu họ. Và việc sử dụng trên các ấn phẩm thương hiệu hay chất liệu khác nhau cũng khác nhau. Nếu bạn định in lụa logo lên áo phông, thêu trang phục hoặc sơn xe, bạn cần đảm bảo màu sắc sẽ phù hợp với tất cả các ứng dụng đó.

Sử dụng nguồn cảm hứng sai

Khi bạn đang phát triển thương hiệu của mình, bạn đã tìm kiếm cảm hứng và ý tưởng trong cộng đồng, trên web. Điều này có thể đúng suy nghĩ của bạn và là nguyên liệu cho các nhà thiết kế. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng các yếu tố đó liên quan đến loại hình doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu của bạn.

Không biết liên tưởng đến thương hiệu khác và tâm lý của màu sắc

Mỗi màu sắc đều mang đến những suy nghĩ và cảm xúc, dù có ý thức hay vô thức, cho tâm trí của một ai đó. Những cảm xúc và phản ứng này xuất phát từ những liên tưởng đến thiên nhiên và xã hội, cũng có thể liên tưởng đến thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn.

6. Xu hướng màu thương hiệu

Phân tích thập kỷ qua, một số xu hướng màu sắc đã xuất hiện trong thế giới xây dựng thương hiệu. Chúng ta đã thấy sự thay đổi theo hướng tối giản và bảng màu trung tính hơn, sự gia tăng trong việc sử dụng các màu đậm và rực rỡ, và sự gia tăng mức độ phổ biến đối với các sắc thái cụ thể như xanh lam và xanh lục

Xu hướng màu sắc trong xây dựng thương hiệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm xu hướng xã hội, tiến bộ công nghệ và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Bằng cách theo kịp các xu hướng này, các thương hiệu có thể đảm bảo rằng lựa chọn màu sắc của họ vẫn phù hợp, hấp dẫn và hiệu quả trong việc truyền tải các giá trị thương hiệu của họ.

7. Bảng màu sắc thương hiệu nổi tiếng

Starbucks

Là một công ty thực phẩm và đồ uống, bảng màu xanh lá cây tự nhiên và dịu nhẹ của Starbucks nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Mcdonald’s và Dunkin’ Donuts, sử dụng tông màu đỏ và cam ấm hơn.

Bang Mau Starbucks

Cocacola

Bang Mau Cocacola

Walmart

Bang Mau Thuong Hieu Walmart

Tiktok

Bang Mau Tiktok

Xem thêm: Bộ nhận diện nổi tiếng …

SẢN PHẨM GRS

VIDEO CÁC SẢN PHẨM VÀ VĂN HÓA GRS

ƯU ĐÃI KHỦNG
Tặng
30 %

TRI ÂN KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN TRONG THÁNG 10