Vấn đề Bảo hộ bản quyền thương hiệu đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên hàng loạt bài học về vấn đề bản quyền vẫn cứ liên tục diễn ra. Các bài học điện hình từ trong nước đến Quốc tế như gạo ST25, siêu thị CO.OP Mart, nước mắm Phú Quốc, Võng xếp Duy Lợi, Vinataba,… Thế nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều không chú trọng đến vấn đề bảo hộ, dẫn đến khi đã bỏ chi phí rất lớn xây dựng giá trị cho thương hiệu rồi lại phải bỏ chí phí để mua lại bản quyền hoặc chấp nhận xây dựng lại, tái định vị thương hiệu mang tên mới.
Trước đây, Visionbrands – GRS cũng đã có bài nói về bài học bảo hộ thương hiệu thịt chua Trường Foods: Xem thêm: Tại đây
Cách đây gần 4 thập kỷ, vào năm 1988, lần đầu tiên khái niệm tài sản thương hiệu (Brand Equity) được chính thức liệt kê trong danh mục kiểm toán của một công ty Anh quốc và chiếm tới 59% tổng tài sản hiện có của công ty đó. Sau đó, bậc thầy thương hiệu người Mỹ David Aaker đã đưa ra ra mô hình tài sản thương hiệu và mô hình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
Nhiều doanh nghiệp quyết định tái định vị thương hiệu khi đứng trước những giai đoạn phát triển mang tính dấu mốc
“Tài sản thương hiệu là một tập hợp các tài sản vô hình gắn liền với tên và biểu tượng của một thương hiệu, nó góp phần làm tăng thêm hoặc giảm đi giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ đối với công ty và khách hàng của công ty“ – David Aaker
Trong thời đại công nghệ 4.0, thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Để thương hiệu trở thành tài sản, các công ty phải dày công xây dựng các trụ cột về lòng trung thành, nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, liên tưởng thương hiệu và các giá trị tài sản khác.
Khi cái tên thương hiệu, biểu tượng, slogan, logo công ty và sản phẩm đã được khách hàng ghi nhớ, tức là công ty đã thành công trong việc gây dựng tài sản thương hiệu. Tuy nhiên, tài sản này không phải bất biến mà có tăng, có giảm.
Một doanh nghiệp tầm cỡ như Cà phê Trung Nguyên cũng đã từng vướng phải rất nhiều tranh chấp liên quan đến bảo hộ tên thương mại và điển hình nhất là nguy cơ mất thương hiệu vào tay công ty Rice Field tháng 7 năm 2020. Tại Mỹ, Rice Field đã nhanh tay đăng ký bảo hộ thương hiệu Cà phê Trung Nguyên với các cơ quan chức năng Mỹ và tổ chức Bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO).
Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã mất hai năm thương thảo và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD cho việc lấy lại thương hiệu của chính mình trên đất bạn. WIPO đã không chấp nhận bảo hộ thương hiệu cho Rice Field. Công ty này sau đó đã đã lùi bước và trở thành đại lý phân phối của Cà phê Trung Nguyên tại Mỹ. Tổng thiệt hại của Trung Nguyên trong vụ việc này lên đến 1 triệu USD. Rút kinh nghiệm tại thị trường Mỹ, Trung Nguyên đã chi mạnh tay đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.
➥ Bài học của Trung Nguyên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp muốn vươn rộng ra thị trường thế giới về vai trò của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền.
Những ngày đầu năm 2024, Tập đoàn đa ngành TNG Holdings Vietnam đã chính thức công bố tên gọi mới là ROX Group cùng với bộ nhận diện thương hiệu mới. Đây là một phần trong chiến lược tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn trong thời khắc công bố thương hiệu ROX Group
Theo đó, ROX Group định vị mình là tập đoàn đầu tư đa ngành, tiên phong sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống thông qua hệ sinh thái Phát triển đô thị và Khu công nghiệp, Dịch vụ, Tài chính; uy tín về năng lực triển khai đại quy mô các dự án trong nước và quốc tế. Sứ mệnh của Tập đoàn trong giai đoạn phát triển mới là “Sáng tạo thuận ích”.
Tên gọi ROX có hai ý nghĩa. Thứ nhất, ROX có nghĩa là viên đá tảng – thể hiện sự chắc chắn mạnh mẽ, là nền móng mà doanh nghiệp được kế thừa sau gần 30 năm xây dựng từ những bước đi chập chững đầu tiên. Thứ hai, ROX có nghĩa là sự xuất sắc – thể hiện tinh thần luôn tiến bước, vượt mọi khó khăn, trở ngại để đạt đến đỉnh cao và sự hoàn mỹ.
Logo mới gồm tên thương hiệu ROX và bông hoa thuận ích được tạo bởi 4 chữ V màu vàng cam, tạo thành khung chữ nhật chắc chắn, hợp thành một thể thống nhất – vững mạnh – không thể tách rời.
Cùng với việc ra mắt thương hiệu mới của Tập đoàn, ROX Group cũng đồng loạt triển khai chiến lược thương hiệu mới cho các đơn vị thành viên. Như TNG Realty đổi tên thành ROX Living; TNCons Vietnam chuyển đổi thành ROX Cons Vietnam; TNG Asset thành ROX Asset; TNG Capital thành ROX Capital.
Với nhiều doanh nghiệp, trước đây việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không được chú trọng. Tuy nhiên, trong thế giới 4.0, các thương hiệu và nhãn hiệu xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này đặt ra bài toán cho các doanh nghiệp là làm sao phải khẳng định được dấu ấn thương hiệu của riêng mình.
Được biết, nguyên nhân quan trọng dẫn đến quyết định tái định vị thương hiệu của ROX Group là do không thể đăng ký bảo hộ thương hiệu ở những lĩnh vực đang đầu tư kể cả trong nước và quốc tế với tên TNG.
Đại diện ROX Group cho biết: Việc thay đổi tên gọi từ TNG Holdings Vietnam thành ROX Group thể hiện sự chuyên nghiệp hóa trong vấn đề bản quyền và bảo hộ thương hiệu nói riêng và chiến lược thương hiệu nói chung của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh mới. Thương hiệu mới là sự kết hợp của nền tảng quá khứ và sức mạnh hiện tại, của phát triển trường tồn và sáng tạo đổi mới.
Theo các chuyên gia, việc không bảo hộ được thương hiệu sẽ cản trở doanh nghiệp phát triển theo đường dài. Đây cũng là bài học cho các start-up: cần tạo lá chắn phòng hộ cho thương hiệu ngay từ giai đoạn khởi nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Quá trình chuyển giao thương hiệu sẽ tạo ra một khoảng trống trong tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp sẽ mất thêm nhiều thời gian và chi phí để lấp khoảng trống này. Tuy nhiên, nếu tính toán đường dài, việc tái định vị sẽ giúp các thương hiệu đi nhanh hơn và xa hơn trong thời đại 4.0.
Nguồn: Sưu tầm – Biên soạn
VIDEO CÁC SẢN PHẨM VÀ VĂN HÓA GRS
TRI ÂN KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN TRONG THÁNG 10