Chuyện bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam từ lâu vẫn khiến nhiều người tranh cãi bởi không ít doanh nghiệp đã để mất chỉ vì không hoặc chậm trễ đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo từ bài học của thịt chua Trường Foods.
Nhiều doanh nghiệp cứ nghĩ đã “khai sinh” ra thương hiệu và cứ tiến hành quảng bá, không quan tâm đăng ký, dẫn tới trường hợp doanh nghiệp khác đã đăng ký, đến khi có tranh chấp, không những khó “giải oan” được mà còn mất uy tín, ảnh hưởng tới kinh doanh.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là một hoạt động cần có để một thương hiệu được pháp luật bảo vệ. Xuất phát từ việc được pháp luật bảo vệ; thương hiệu đó sẽ giảm thiểu đến mức tối đa khả năng bị xâm phạm bởi những tổ chức, cá nhân khác
Bảo hộ thương hiệu không chỉ giúp đặt nền móng vững chắc cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp bảo vệ chính mình trước những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh. Vậy, bảo hộ thương hiệu đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Trường Food được biết đến với thương hiệu thịt chua đặc sản của Phú Thọ, sản phẩm được phát triển bởi Thu Hoa, cô gái Mường. Trường foods được biết đến nhiều hơn sau khi cô lên Shark tank gọi vốn.
Ý nghĩa tên thương hiệu Trường Foods này ra sao? Cùng bạn Thu Hoa tìm hiểu nhé.
“Trước khi nói về ý nghĩa cái tên, tôi muốn chia sẻ bài học thương hiệu cho các start-up. Đây có thể coi là một bài học xương máu về đăng ký thương hiệu và nhãn hiệu.
Tôi khuyên các bạn nên đi đăng ký thương hiệu trước khi làm công việc gì đó, đừng để khi đã làm rồi mới nghĩ tới vấn đề này. Thịt chua Trường Foods là tiền thân của thịt chua Nghị Thịnh – thương hiệu của bố mẹ chồng tôi.”
Thương hiệu Nghị Thịnh đăng ký năm 2010
“Dù có nền tảng trước từ cơ sở của gia đình chồng nhưng thời ông bà thì thịt chua chỉ là sản phẩm ở địa phương. Khi đến giai đoạn thịt chua đã trở thành một thương hiệu phổ biến hơn, tôi mới nghĩ tới đăng ký thương hiệu. Nhưng khi tìm hiểu thì thương hiệu Nghị Thịnh đã được đăng kí mất rồi.”
Logo Nghị Thịnh, tiền thân của Trường foods bị từ chối bảo hộ
Năm 2014, tôi mở văn phòng giao dịch đầu tiên để phân phối sản phẩm cho các đại lý.
Năm 2015, tôi bắt đầu sử dụng thương hiệu Trường Foods cho sản phẩm của mình.
Logo Trường foods, bảo hộ thương hiệu năm 2015
“Hồi đó thực ra là không được đi học gì nên tôi cứ đặt bản thân vào vị trí khách hàng, đặt câu hỏi nếu bản thân là khách hàng thì làm thế nào để nhận diện thương hiệu Nghị Thịnh, Trường Foods. Nên lúc đầu tôi cứ để chữ Nghị Thịnh to còn chữ “Trường Foods” nhỏ bên dưới.
Đến năm 2016, tôi lại để chữ Trường Foods nhỉnh hơn một chút, “Nghị Thịnh” nhỏ lại. Năm 2017 lại cho chữ “Trường Foods” to, “Nghị Thịnh” nhỏ lại.
Và đến năm 2018, khi khách hàng chỉ còn nhớ đến thịt chua Trường Foods, thì tôi quyết định chuyển đổi luôn.
Logo Trường foods, bảo hộ thương hiệu năm 2018
Đối với tôi, việc mất 3 năm để chuyển đổi hoàn toàn từ tên tuổi sản phẩm của gia đình sang thương hiệu Trường Foods là một bài học đắt giá. Ban đầu, tôi nghĩ kinh doanh thì cứ làm thôi, chứ không ngờ sau này sản phẩm của mình sẽ phát triển thành một thương hiệu có tiếng. Bởi vậy, khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, chúng ta nên nghĩ xa tới việc đăng kí cho một nhãn hiệu ngay từ đầu.
Nếu trong trường hợp may mắn mình phát triển nó thành công thì nó sẽ trở thành một thương hiệu và lúc đó thương hiệu là của mình, chứ không cần mất thời gian để chuyển đổi như tôi nữa.
Một điều may mắn đối với Nguyễn Thị Thu Hoa và thương hiệu Trường Foods là đã chuyển đổi được tên thương hiệu thành công.
Theo Visionbrands-GRS biết, ngoài nhóm ngành 29, bạn Hoa đã gửi đơn đăng ký thêm nhãn hiệu Trường Foods cho 3 nhóm ngành khác 31, 35 và 43
Giờ cùng quay trở lại chính thương hiệu của các bạn.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
Hotline: 08 999 81 556 – 087 6868 333
Nguồn: Visionbrands-GRS
VIDEO CÁC SẢN PHẨM VÀ VĂN HÓA GRS
TRI ÂN KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN TRONG THÁNG 10