Hệ thống CIP có phải là bộ nhận diện thương hiệu không? Sự khác biệt giữa nhận diện thương hiệu (Brand Identity) và nhận diện công ty hay nhận dạng công ty (Corporate identity) là gì? Nhiều người nhầm lẫn về định nghĩa và khái niệm của chúng.
Bài viết này sẽ làm rõ các khái niệm này và sự khác biệt giữa chúng.
Hệ thống nhận dạng thương hiệu tiếng anh là Corporate Identity Program (CIP), có thể dịch là hệ thống nhận diện công ty.
Nhận diện công ty (Corporate identity) bao gồm thiết kế công ty, văn hóa công ty, giá trị và truyền thông nội bộ và bên ngoài, tạo nên bản sắc bao quát cho toàn bộ công ty. Nhận diện công ty còn gọi là bản sắc công ty, cụ thể là:
Thiết kế: Thiết kế doanh nghiệp bao gồm các tài sản của thương hiệu của bạn giúp công ty trở nên độc đáo và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Thiết kế nhận diện thương hiệu của bạn được phản ánh trực quan trong tên, logo, khẩu hiệu, phối màu, hướng dẫn phong cách, đồng phục, danh thiếp, tòa nhà, kiểu chữ, v.v. Nhiều thương hiệu tạo ra hướng dẫn thương hiệu (Brand Guideline) để nhân viên của họ tuân theo nhằm duy trì bản sắc thiết kế doanh nghiệp này.
Hành vi: Hành vi doanh nghiệp cho phép một công ty thể hiện lời hứa thương hiệu, giá trị cốt lõi và triết lý của mình, và đây chính là bản chất của công ty. Nhiều thương hiệu sử dụng các nỗ lực về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để đạt được điều này. Hành vi doanh nghiệp là cách thương hiệu của bạn được trình bày với toàn bộ cộng đồng, bao gồm khách hàng, nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư.
Giao tiếp: Truyền thông doanh nghiệp là cách công ty bạn truyền bá thông tin đến các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng và các bên liên quan. Bao gồm quan hệ công chúng, quản lý danh tiếng và truyền thông nội bộ, phần nhận diện doanh nghiệp này rất quan trọng đối với cách cộng đồng nhìn nhận doanh nghiệp của bạn.
Hệ thống nhận dạng thương hiệu (Corporate Identity Program – CIP) là thuật ngữ bao hàm những yếu tố có thể trông thấy và gây liên tưởng đến thương hiệu – Theo Wikipedia
Như vậy, CIP không chỉ là hình ảnh nhận diện thương hiệu mà gồm tất cả các loại hình và cách thức giúp mọi người hình dung và nhận ra thương hiệu của công ty.
Nhận diện thương hiệu và nhận diện công ty có mối tương quan với nhau. Sự khác biệt chủ yếu giữa nhận diện thương hiệu và nhận diện công ty là trọng tâm; nhận diện thương hiệu tập trung vào phần bên ngoài của tổ chức hoặc công ty cụ thể liên quan đến trải nghiệm và nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu trong khi nhận diện công ty tập trung vào phần bên trong của tổ chức hoặc công ty tập trung vào tư duy của các bên liên quan.
Mặc dù các thuật ngữ này đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng bản sắc công ty không giống với bản sắc thương hiệu. Sau đây là những điểm khác biệt chính:
Nhận diện công ty | Nhận diện thương hiệu |
Một công ty chỉ có một bản sắc công ty | Một công ty có thể có nhiều bản sắc thương hiệu dưới bản sắc chung của công ty, mỗi bản sắc có chiến lược thương hiệu riêng biệt |
Tạo ra hình ảnh công ty đại chúng cho toàn thể công ty | Tạo ra hình ảnh thương hiệu công khai cho một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm cụ thể |
Nhắm mục tiêu đến cả các bên liên quan bên trong và bên ngoài | Chủ yếu nhắm vào các bên liên quan bên ngoài, đặc biệt là khách hàng |
Qua bảng so sánh trên, bạn đã phân biệt được nhận diện công ty-CI và nhận diện thương hiệu-BI.
Để rõ ràng hơn, chúng ta phân tích 2 trường hợp cụ thể:
Lấy ví dụ, tập đoàn VinGroup với biểu tượng chữ V (Việt Nam, Victory) cách điệu hình cánh chim cùng với văn hóa chuyên nghiệp… là CI, còn các thương hiệu Vinhomes, Xanh SM là BI.
Một nhận diện công ty mạnh có thể tự đạt được thương hiệu mạnh. Nhận diện doanh nghiệp mạnh là một tài sản lớn cho công ty và tăng giá trị theo cấp số nhân cho giá trị thương hiệu của bạn.
Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity Kit – BIK) hay bộ nhận diện doanh nghiệp CIP thường hay được sử dụng chung với nhau để thể hiện các yếu tố nhận diện thương hiệu như logo, màu sắc, phông chữ, hình ảnh, tông giọng,…
Để phân biệt đơn giản nhất, Bộ nhận diện thương hiệu là các hình ảnh, âm thanh và các yếu tố được thiết kế cho nhận diện thương hiệu hướng đến khách hàng. Còn bộ nhận diện doanh nghiệp là các thành phần được thiết kế với mục tiếu xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp chúng ta có thể hiểu là CIP là bộ nhận diện thương hiệu mẹ còn BIK là bộ nhận diện thương hiệu con.
CIP sẽ sử dụng nhất quán, xuyên suốt trong hoạt động toàn bộ công ty. BIK có thể sử dụng cho một dự án hay một chiến lược, một giai đoạn,… và phải đảm bảo giá trị chung CI của công ty.
Ví dụ dễ hiểu nhất trong trường hợp này, các bạn để ý các doanh nghiệp bất động sản. Mỗi dự án hay một phân khu, giai đoạn của họ sẽ có bộ nhận diện bán hàng riêng.
Tóm lại, một doanh nghiệp muốn phát triển nhanh, bền vững thì việc nhận diện công ty là điều quan trọng nhất. Một công ty có giá trị thương hiệu tốt giúp phát triển cả nội tại doanh nghiệp đến sự bền vững với khách hàng và xã hội.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa Bộ nhận diện thương hiệu và Brand Guidelines (cẩm nang thương hiệu)
VIDEO CÁC SẢN PHẨM VÀ VĂN HÓA GRS
TRI ÂN KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN TRONG THÁNG 10